K44CCM4



Join the forum, it's quick and easy

K44CCM4

K44CCM4

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
K44CCM4

4rum lớp K44CCM4 - Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp

5 năm học với bao kỳ vọng đã trôi qua. Anh EM đã trở thành các kỹ sư như mong ước. Chúc Anh Em ra trường sớm tìm được việc làm, ổn định cuộc sống nhé. CHÚC THÀNH CÔNG!
.

Latest topics

» Lập trình Excel tính bánh răng thay thế
by vuvandung1991 4/4/2015, 22:53

» ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN TỰ ĐỘNG HÓA GIA CÔNG
by leanh_192 3/11/2014, 18:43

» phần mềm thiết kế hộp giảm tốc tự động
by phuongnamhp92 31/12/2013, 15:56

» Bai Giang May Cong Cu 1-Thầy Hoàng Vị
by vantuectk8 12/3/2013, 09:16

» TUYỂN TẬP NHỮNG ĐOẠN DJ VAVORITES !
by tranduymanh 1/2/2013, 12:05

» tuyển tập những video hài không nhịn được cười !
by tranduymanh 31/1/2013, 20:16

» [TB] NỘP TIỀN BẢO HIỂM NĂM 2013
by vandac90hy 18/12/2012, 10:20

» [b]khỏa mặt đầu khoan tâm
by vanchuong1989 16/12/2012, 22:29

» [TB] HỌP LỚP
by vandac90hy 16/12/2012, 20:26

» Hướng dẫn viết Báo cáo thí nghiệm LAB502
by likel0v3 6/12/2012, 09:27

» Đề tài thảo luận tuần 13 môn CNCTM1
by system32 4/12/2012, 17:24

» Thí nghiệm CK5, thực hành phay trên MASTERCAM
by duybinh 3/12/2012, 16:38

» ĐỀ ÁN KỸ THUẬT
by vanminhduong 18/11/2012, 23:11

» Lịch thông qua đồ án CNCTM nhóm thầy Bảo hướng dẫn
by nguyentrongdat 15/11/2012, 05:39

» Đề tài thảo luận tuần 10 môn CNCTM1
by nguyentrongdat 13/11/2012, 15:29

» [CNCTM] NHÓM THẢO LUẬN I
by vandac90hy 13/11/2012, 12:29

» ‎[TB] CHỤP ẢNH TẬP THỂ LỚP - KỶ NIỆM CỦA LỚP TRƯỚC KHI RA TRƯỜNG
by Mr_kio 6/11/2012, 11:41

» [TB] Kế hoạch thông qua Đề án kỹ thuật nhóm Cô Cẩm Tuần 9 (05-11/11)
by phongbg 6/11/2012, 11:25

» [TIN HOT] TÌM CẶP SÁCH
by traivinhphuc 4/11/2012, 17:23

» Phao cứu sinh!
by traivinhphuc 1/11/2012, 23:21


    Lợi ích cá nhân có phải là chủ nghĩa cá nhân hay không?

    nguyentrongdat
    nguyentrongdat
    Thành viên tích cực
    Thành viên tích cực


    Tổng số bài gửi : 485
    Join date : 13/12/2010
    Age : 33
    Đến từ : Bắc Ninh

    Lợi ích cá nhân có phải là chủ nghĩa cá nhân hay không? Empty Lợi ích cá nhân có phải là chủ nghĩa cá nhân hay không?

    Bài gửi by nguyentrongdat 13/8/2011, 21:22

    Đây là bài phát biểu của thầy Thế về Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mình thấy rất hay nên đưa lên mọi người cùng đọc
    Nguồn: http://dangbo.tnut.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=255:li-ich-ca-nhan-co-phi-la-ch-ngha-ca-nhan-khong&catid=96:hc-tp-va-lam-vic-theo-tm-gng-o-c-hcm-&Itemid=113
    LỢI ÍCH CÁ NHÂN

    CÓ PHẢI LÀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN HAY KHÔNG?

    (Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

    PGS.TS. Phan Quang Thế

    Bí thư Đảng ủy

    Phó Hiệu trưởng

    Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp


    Trong Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, em Hương Giang sinh viên năm cuối khoa Ngoại ngữ của Đại học Vinh có hỏi đồng chí Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam một câu hỏi đầy ý nghĩa đó là: thanh niên ngày nay thường quan tâm nhiều đến lợi ích cá nhân và việc quan tâm đó có mâu thuẫn gì với chủ nghĩa tập thể hay không? Vấn đề này chắc chắn không phải là điều mà chỉ mình em Hương Giang trăn trở, mà là điều trăn trở của không ít thanh niên thế hệ ngày nay.



    Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là chủ nghĩa cá nhân? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể”, “Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ của ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô v.v. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc. Vì thế mà càng nguy hiểm.

    Bác nói: Học cái tốt thì khó, ví như người leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như người trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu. Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi. Cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường” vì nó làm hại mình mà mình không trông thấy.

    Hồ Chí Minh khẳng định vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân. Theo Người: Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.

    Con người từ khi sinh ra ai cũng có nhu cầu về vật chất và tinh thần. Khi lớn lên, càng tiếp xúc với xã hội nhiều hơn nhu cầu lại tăng lên theo hàm mũ. Nhu cầu đó là hoàn toàn chính đáng và không hề mâu thuẫn gì với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta hiện nay đó là: Xây dựng một nước Việt Nam Dân giàu, Nước mạnh, Xã hôị Dân chủ Công bằng Văn minh. Vậy thì khi nào lợi ích cá nhân đồng nghĩa với chủ nghĩa cá nhân và khi nào lợi ích cá nhân không đồng nghĩa với chủ nghĩa cá nhân và không mâu thuẫn với chủ nghĩa tập thể?

    Ví dụ: Một thầy giáo làm việc trong trường không thể không mong muốn mình sẽ được trả lương theo chế độ và được nhận 100% lương nội bộ. Tuy nhiên, khi quan điểm làm việc khác nhau thì sẽ dẫn tới hình ảnh người thầy khác nhau. Nếu người thầy giáo đó chỉ làm việc cho qua chuyện để nhận được lợi ích mong muốn mà không quan tâm đến trách nhiệm của mình, việc gì cũng nghĩ không phải là trách nhiệm của mình như việc quản lý sinh viên, hiệu quả tiếp thu bài giảng của sinh viên, sinh viên có nắm được những vấn đề cốt lõi của học phần hay không, có áp dụng được kiến thức học phần để giải quyết được những vấn đề của thực tiễn hay không, sau mỗi giờ giảng chẳng suy nghĩ đến bài giảng của mình còn chỗ nào chưa hay, chỗ nào còn chưa sát thực tiễn để lần sau điều chỉnh v.v. Nói cách khác người thầy đó chỉ quan tâm đến lợi ích mà mình được hưởng nhưng lại quên đi nhiệm vụ hoặc làm một cách hời hợt, đối phó thì người thầy đó là con người của chủ nghĩa cá nhân. Ngược lại, nếu người thầy giáo hiểu được rằng điều quan trọng nhất không phải là mình đã dạy những gì và đã dạy như thế nào mà là sinh viên đã nắm bắt được những gì sau mỗi giờ giảng, luôn trăn trở với việc dạy của mình, lúc nào cũng lo lắng, tìm cách để người học có thể tiếp thu được nhiều nhất, phát triển được tốt nhất năng lực bản thân, khi thấy sinh viên còn bị điểm kém thì cảm thấy đó là lỗi của chính mình v.v. Người thầy giáo như thế là con người của chủ nghĩa tập thể, sáng ngời đạo đức cách mạng. Người thầy như thế, không hề hổ thẹn thậm trí còn tự hào khi nhận lợi ích từ Nhà trường.

    Có CBVC nói rằng “lương thế chỉ làm thế”. Khi nói thế sao họ không nhớ lại rằng chính họ tự nguyện xin được làm việc ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp chứ không phải Nhà trường ép buộc hay nài nỉ họ đến làm. Đã là CBVC thì điều tối thiểu nhất mỗi người phải hoàn thành công việc được giao và đảm bảo 8 giờ vàng ngọc tại công sở. Một số ít người lại có thái độ việc được giao thì làm qua quýt cho xong để có thời gian làm việc riêng tại công sở, đi muộn, về sớm đôi khi che mắt được thủ trưởng, không bị nhắc nhở còn cảm thấy thích thú nhưng khi bị nhắc nhở họ lại cho rằng thủ trưởng khó tính, không tâm lý, thiếu tình người v.v. Thái độ như thế chính là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân bởi họ chỉ nghĩ tới sự thoải mái, cái được của bản thân họ mà không nghĩ tới những thiệt hại của tập thể, của xã hội từ những việc làm như thế.

    Chủ nghĩa tập thể không đòi hỏi mọi người phải luôn hy sinh lợi ích cá nhân cho tập thể mà ngược lại người ta vẫn có quyền khát khao lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, phải tận tụy, hết lòng hết sức vì công việc, vì những người mà ta có trách nhiệm phục vụ. Tiền lương, tiền lương nội bộ của chúng ta ở đâu ra? Đó là từ ngân sách nhà nước, đó là từ người học và nói chính xác hơn là mồ hôi, là nước mắt của những người dân lao động. Khi nhận những đồng tiền đó, chúng ta phải có trách nhiệm với những người đã trao tiền cho chúng ta để chúng ta có đủ phương tiện cung cấp một dịch vụ đào tạo ít nhất cũng phải tương xứng với giá trị của nó.

    Khi trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Như Hiển, Phó Hiệu trưởng Nhà trường về nước Nga XHCN, Thầy có một so sánh rất thú vị về nhân cách của con người trong chế độ XHCN với con người trong chế độ tư bản chủ nghĩa đó là: Sự chấp hành pháp luật, cái tốt của người Nga thời xưa là từ cái chân, thiện, mỹ trong trái tim tràn đầy nhân văn của mỗi con người, còn cái đẹp, cái tốt của con người sống trong chế độ tư bản phần lớn là do sự chặt chẽ và nghiêm minh của pháp luật buộc họ phải làm như thế. Để phát triển kinh tế chúng ta phải chấp nhận “kinh tế thị trường” và để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, giữ gìn bản sắc dân tộc chúng ta phải có “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vinh dự của nghề thầy giáo, của những người làm việc trong các cơ sở đào tạo đúng như Bác Hồ nói: “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề của mình. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.

    Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên, đơn vị anh hùng lao động năm 2010, đang đứng trước những thách thức hết sức to lớn của sự cạnh tranh về đào tạo của cơ chế thị trường. Chúng ta không thể sống bằng vinh quang và niềm tự hào của ngày hôm qua, chúng ta phải sống bằng chính ngày hôm nay cũng như tương lai ngày mai. Kế thừa truyền thống tốt đẹp và phát huy tính sáng tạo của từng cá nhân trong từng tập thể là một giải pháp quan trọng giúp chúng ta tiếp tục vươn lên và phát triển bền vững. Chúng ta không sợ, không lùi bước trước khó khăn nhưng chúng ta phải hành động. Không kiêu ngạo, không tự ty mà phải nhìn thẳng vào sự thật mà tìm ra giải pháp và hành động một cách kiên quyết. Đã đến lúc, mỗi đồng chí lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo đơn vị và từng CBVC cần phải trăn trở hơn với nhiệm vụ được giao. Sau mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm, từng người phải tự hỏi chính bản thân mình không phải là tôi đã làm gì mà là tôi đã làm được gì với hiệu quả đến mức nào góp phần vào sự phát triển của Nhà trường và sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước. Nếu thấy những việc làm được còn ít, còn chưa tốt, còn sai sót thì phải tự mình điều chỉnh mà không cần đợi ai nhắc nhở, phê bình, không cần đợi xem có ai làm trước không rồi mới làm. Những việc gì có lợi cho Nhà trường dù nhỏ, dù không ai bảo, ai nhắc cũng nên làm còn những việc làm hại đến uy tín, thương hiệu của Nhà trường thì phải tránh.

    Lợi ích cá nhân không hề mâu thuẫn với chủ nghĩa tập thể và đạo đức cách mạng. Mỗi con người sinh ra đều có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc cho bản thân. Tuy nhiên, nếu để lợi ích cá nhân đưa ta sa vào chủ nghĩa cá nhân, tham ô, tham nhũng, lãng phí v.v thì ta sẽ trở thành con người xấu xa, độc ác, đáng để cả xã hội lên án. Còn nếu lợi ích cá nhân của ta có thể rất lớn nhưng nó nằm trong lợi ích của cả tập thể, nó là những gì xã hội đền đáp đúng mức cho những đóng góp của ta cho sự phát triển của xã hội thì đó là điều đáng trân trọng và được xã hội tôn vinh. Mỗi đảng viên, CBVC của Nhà trường hãy cùng nhau thi đua thực hiện lời dạy của Bác “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” để xây dựng môi trường giáo dục đào tạo của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thực sự trong sáng nhằm thực hiện tốt nguyên lý giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.

      Hôm nay: 29/3/2024, 14:50