K44CCM4



Join the forum, it's quick and easy

K44CCM4

K44CCM4

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
K44CCM4

4rum lớp K44CCM4 - Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp

5 năm học với bao kỳ vọng đã trôi qua. Anh EM đã trở thành các kỹ sư như mong ước. Chúc Anh Em ra trường sớm tìm được việc làm, ổn định cuộc sống nhé. CHÚC THÀNH CÔNG!
.

Latest topics

» Lập trình Excel tính bánh răng thay thế
by vuvandung1991 4/4/2015, 22:53

» ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN TỰ ĐỘNG HÓA GIA CÔNG
by leanh_192 3/11/2014, 18:43

» phần mềm thiết kế hộp giảm tốc tự động
by phuongnamhp92 31/12/2013, 15:56

» Bai Giang May Cong Cu 1-Thầy Hoàng Vị
by vantuectk8 12/3/2013, 09:16

» TUYỂN TẬP NHỮNG ĐOẠN DJ VAVORITES !
by tranduymanh 1/2/2013, 12:05

» tuyển tập những video hài không nhịn được cười !
by tranduymanh 31/1/2013, 20:16

» [TB] NỘP TIỀN BẢO HIỂM NĂM 2013
by vandac90hy 18/12/2012, 10:20

» [b]khỏa mặt đầu khoan tâm
by vanchuong1989 16/12/2012, 22:29

» [TB] HỌP LỚP
by vandac90hy 16/12/2012, 20:26

» Hướng dẫn viết Báo cáo thí nghiệm LAB502
by likel0v3 6/12/2012, 09:27

» Đề tài thảo luận tuần 13 môn CNCTM1
by system32 4/12/2012, 17:24

» Thí nghiệm CK5, thực hành phay trên MASTERCAM
by duybinh 3/12/2012, 16:38

» ĐỀ ÁN KỸ THUẬT
by vanminhduong 18/11/2012, 23:11

» Lịch thông qua đồ án CNCTM nhóm thầy Bảo hướng dẫn
by nguyentrongdat 15/11/2012, 05:39

» Đề tài thảo luận tuần 10 môn CNCTM1
by nguyentrongdat 13/11/2012, 15:29

» [CNCTM] NHÓM THẢO LUẬN I
by vandac90hy 13/11/2012, 12:29

» ‎[TB] CHỤP ẢNH TẬP THỂ LỚP - KỶ NIỆM CỦA LỚP TRƯỚC KHI RA TRƯỜNG
by Mr_kio 6/11/2012, 11:41

» [TB] Kế hoạch thông qua Đề án kỹ thuật nhóm Cô Cẩm Tuần 9 (05-11/11)
by phongbg 6/11/2012, 11:25

» [TIN HOT] TÌM CẶP SÁCH
by traivinhphuc 4/11/2012, 17:23

» Phao cứu sinh!
by traivinhphuc 1/11/2012, 23:21


    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế

    nguyentrongdat
    nguyentrongdat
    Thành viên tích cực
    Thành viên tích cực


    Tổng số bài gửi : 485
    Join date : 13/12/2010
    Age : 33
    Đến từ : Bắc Ninh

    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế Empty Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế

    Bài gửi by nguyentrongdat 12/4/2011, 10:13

    Khoa học- kỹ thuật các nước trên thế giới đang phát triển như vũ bão, nhân ngày " Hàng không vũ trụ quốc tế" mình xin điểm danh 3 nhân vật nổi tiếng cần học hỏi :
    1. Phạm Tuân:
    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế Phamtuan
    Phi hành gia
    Quốc tịch Việt Nam
    Hiện trạng Đang nghỉ hưu
    Sinh 14 tháng 2, 1947 (64 tuổi)
    Thái Bình, Việt Nam
    Nghề nghiệp khác Phi công
    Hàm Trung tướng, Không quân Nhân dân Việt Nam
    Thời gian trên không gian 7 ngày 20 giờ 42 phút
    Chọn Nhóm phi hành gia quốc tế 1979
    Phi vụ Soyuz 37/36

    Phạm Tuân (sinh năm 1947) là phi công, phi hành gia người Việt Nam. Ông là người đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô. Ông cũng là một trong số ít người nước ngoài được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
    Sự nghiệp
    Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông đi bộ đội, được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1965, tốt nghiệp Trường phi công quân sự ở Liên Xô năm 1967 và trở thành sỹ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời Miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Vào đêm 27 tháng 12 năm 1972, theo tài liệu lịch sử chính thức của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên không và trở về an toàn, nếu không kể một phi công khác tên là Vũ Xuân Thiều đã tiêu diệt máy bay B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy bay của mình vào đối phương[1]. Tài liệu này nói rằng, chiếc MiG-21 của Phạm Tuân cất cánh hồi 22 giờ 16 phút đêm 27 tháng 12 năm 1972 từ sân bay dã chiến Yên Bái, theo chiến thuật "đi thấp kéo cao", bỏ qua hai tốp F4 để tiếp cận hai chiếc B-52, bắn rơi một chiếc trên vùng trời phía tây Hà Nội rồi trở về hạ cánh xuống sân bay Yên Bái. Do thành tích này, ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày 3 tháng 9 (1973), khi này ông đang là thượng úy biên đội trưởng thuộc Đại đội 5, trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371.

    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế Mig21mf

    Chiếc máy bay MIG21MF mang số hiệu 5121 mà Phạm Tuân đã điều khiển và bắn rơi một máy bay B52 vào ngày 27/12/1972
    Năm 1977 Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô), năm sau chuyển loại sang bay vũ trụ. Phạm Tuân được chọn vào đội bay quốc tế thứ sáu trong chương trình Intercosmos của Liên Xô ngày 1 tháng 4 năm 1979. Cùng được chọn với ông còn có phi công dự phòng Bùi Thanh Liêm, người sau này tử nạn trong một tai nạn máy bay chiến đấu.
    Phạm Tuân, cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết Viktor Vassilyevich Gorbatko được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37 vào ngày 23 tháng 7 năm 1980, tức ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Thân, và trở về Trái Đất ngày 31 tháng 7. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Salyut 6 cùng với hai nhà du hành vũ trụ Xô viết khác.
    Trong toàn bộ thời gian trên quỹ đạo, Phạm Tuân đã tiến hành các thí nghiệm về hòa tan các mẫu khoáng chất trong tình trạng không trọng lực. Ông cũng tiến hành các thí nghiệm cây trồng trên bèo hoa dâu. Phạm Tuân cũng chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo Trái Đất.
    Phạm Tuân ở trong không gian trong vòng 7 ngày, 20 giờ và 42 phút. Ông đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quỹ đạo quanh Trái Đất.
    Với thành tích này, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam (1980), kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh ở tuổi 33, cấp bậc trung tá. Cùng năm đó, ông cũng vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, kèm theo Huân chương Lenin[2]. Như vậy ông là người Việt Nam duy nhất ba lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động của Việt Nam, Anh hùng Liên Xô).
    Ông còn được trao Giải thưởng Pyotr Đại đế đầu tiên do Quỹ những nhà quản lý giỏi nhất thời đại mới của Nga tổ chức.
    Ông tốt nghiệp Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô) năm 1982.
    Năm 1989 ông là Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân. Từ năm 1999, ông mang quân hàm Trung tướng của không quân Việt Nam, giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng (từ 2000). Ông có vợ là thượng tá bác sĩ quân y Trần Thị Phương Tiến và hai con.
    Ngày 01 tháng 01 năm 2008, Phạm Tuân về nghỉ hưu theo quyết định của Chính phủ
    2. Yuri Alekseievich Gagarin
    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế Yurigagarin

    Phi hành gia vũ trụ
    Quốc tịch Liên Xô

    Sinh 9 tháng 3, 1934
    thị trấn Gzhatsk, tỉnh Smolensk, Liên Xô
    Mất 27 tháng 3, 1968 (34 tuổi)
    thị trấn Kirzhach, tỉnh Vladimir, Liên Xô
    Nghề nghiệp khác Kỹ sư
    Hàm Đại tá, Không quân Liên Xô
    Thời gian trên không gian 1 giờ 48 phút
    Chọn
    Phi vụ Vostok
    Yuri Alekseievich Gagarin (tiếng Nga: Юрий Алексеевич Гагарин; 1934–1968) được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày 12 tháng 4 năm 1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông.
    Mục lục
    • 1 Tóm tắt tiểu sử
    • 2 Chuyến bay
    • 3 Nổi tiếng trên thế giới
    • 4 Phần thưởng
    o 4.1 Danh hiệu
    o 4.2 Huân chương
    o 4.3 Huy chương và bằng khen
    o 4.4 Công dân danh dự
    • 5 Các ấn phẩm bằng tiếng Nga
    • 6 Hy sinh bi thảm
    • 7 Đặt tên
    • 8 Liên kết ngoài

    Tóm tắt tiểu sử
    Yuri Alekseievich Gagarin sinh ngày 9 tháng 3 năm 1934, tại làng Klushino, huyện Gzhatsk, tỉnh Smolensk, Liên Xô, không xa thị trấn Gzhatsk, hiện nay đã được đổi tên thành Gagarin.
    • Năm 1951 – học tại trường dạy nghề số 10 ở thị trấn Ljubertsư (tỉnh Moskva) theo chuyên ngành thợ đúc khuôn (với điểm tốt nghiệp loại xuất sắc).
    • Năm 1951 – trường thanh niên công nhân tại Ljubertsư.
    • Năm 1955 – trường trung cấp công nghiệp Saratov (xuất sắc).
    • Năm 1955 – Câu lạc bộ hàng không Saratov.
    • Năm 1955 – gia nhập quân đội Xô viết.
    • Năm 1957 – Trường trung cấp hàng không quân sự Chkalov số 1 mang tên K.E. Voroshilov ở thành phố Orenburg (cấp một). Từ năm 1957 cho đến khi được đưa vào đội ngũ các nhà du hành vũ trụ, ông là phi công lái máy bay tiêm kích trong trung đoàn hàng không tiêm kích của không quân Bắc Liên Xô.
    • Ngày 11 tháng 3 năm 1960 – được đưa vào đội ngũ các nhà du hành vũ trụ.
    • Ngày 12 tháng 4 năm 1961 – hoàn thành chuyến bay có người đầu tiên trên thế giới vào vũ trụ.
    • Ngày 23 tháng 5 năm 1961 – chỉ huy đội ngũ các nhà du hành vũ trụ.
    • Ngày 20 tháng 12 năm 1963 – phó chỉ huy trưởng trung tâm đào tạo các nhà du hành vũ trụ.
    • Năm 1968 – Học tại Học viện kỹ thuật quân sự mang tên N.E. Zhukov ở Moskva (xuất sắc).
    Gagarin đã có cơ hội bay vào vũ trụ thêm một lần nữa — khi đó ông là dự bị cho V.M. Komarov khi chuẩn bị cho chuyến bay của tàu "Liên Hiệp" (ngày 23 tháng 4 năm 1967).
    Chuyến bay

    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế 1
    Mô hình tàu Phương Đông
    Tàu vũ trụ Phương Đông với nhà du hành vũ trụ trên boong tàu xuất phát ngày 12 tháng 4 năm 1961 vào lúc 6 giờ 7 phút theo giờ quốc tế Greenwich (9 giờ 7 phút theo giờ Moskva). Yuri Gagarin đã hoàn thành một vòng bay trên tàu Phương Đông xung quanh Trái Đất.
    Tín hiệu trong chuyến bay là "Кедр" ("Cây tuyết tùng"). Sau khi hoàn thành chuyến bay, từ độ cao vài kilômét thì Gagarin nhảy ra khỏi khoang và hạ cánh an toàn bằng dù không xa với thiết bị hạ cánh, trên cánh đồng của một nông trang ở tỉnh Saratov. Toàn bộ chuyến bay này kéo dài 1 giờ 48 phút.
    Nổi tiếng trên thế giới
    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế 2

    Trên đường tới bệ phóng

    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế 3

    Yuri Gagarin và Nikita Khrushov chào mừng người dân Moskva trên Quảng trường Đỏ ngày 14 tháng 4 năm 1961
    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế 4

    "Chủ nghĩa cộng sản mở đường tới các vì sao". Một tranh cổ động in năm 1961 của Tiệp Khắc về Gagarin.
    Sau chuyến bay trên tàu Phương Đông, Y.A. Gagarin trở thành người nổi tiếng trên thế giới. Gần như tất cả các tờ báo khi đó đã viết về ông. Ông được thưởng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen cũng như được trao tặng danh hiệu công dân danh dự của các thành phố tại các quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
    Ông cũng đã tới thăm nhiều quốc gia trên thế giới với tư cách của sứ giả hòa bình và hữu nghị.
    Phần thưởng
    Danh hiệu
    • Danh hiệu của Liên Xô : Phi công – nhà du hành vũ trụ, anh hùng Liên Xô. Chính phủ Liên Xô cũng thăng cấp cho Gagarin từ thượng úy lên ngay thiếu tá.
    • Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa của Tiệp Khắc và Bulgaria.
    • Anh hùng lao động Việt Nam.
    • Chủ tịch hội hữu nghị Liên Xô – Cuba,
    • Thành viên danh dự của hội hữu nghị Phần Lan – Liên Xô và nhiều hội hữu nghị khác.
    • Từ năm 1966 ông là thành viên danh dự của Học viện Du hành Vũ trụ Quốc tế.
    Huân chương
    • Huân chương Lenin (Liên Xô)
    • Huân chương Georgii Dimitrov (Bulgaria)
    • Huân chương Karl Mark (Cộng hòa Dân chủ Đức)
    • Huân chương Sao bậc hai (Indonesia)
    • Huân chương Thập tự Grjunvaljd (Ba Lan)
    • Huân chương Cờ bậc nhất với Kim cương (Hungary)
    • Huân chương Chuỗi ngọc sông Nil (Ai Cập)
    • Huân chương Sao châu Phi băng lớn (Liberia)
    • Huân chương Vì công lao trong lĩnh vực Hàng không (Brasil)
    • Huân chương Plija-Hiron (Cuba)
    Huy chương và bằng khen
    • Huy chương Sao Vàng (Liên Xô)
    • Huy chương vàng Konstantin Tsiolkovsky (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô)
    • Huy chương de Lavo (FAI)
    • Huy chương vàng của chính phủ Áo
    • Huy chương vàng và bằng khen danh dự Con người trong vũ trụ của Liên đoàn du hành vũ trụ Ý
    • Huy chương vàng Vì công lao xuất sắc và bằng khen danh dự của Câu lạc bộ Hàng không Hoàng gia Thụy Điển
    • Huy chương vàng lớn và bằng khen của FAI
    • Huy chương vàng của Hội Liên lạc liên Hành tinh của Anh
    • Huy chương Colombus (Ý)
    • Huy chương vàng của thành phố Saint-Denis (Pháp)
    Và nhiều huy chương khác.
    Công dân danh dự
    Yuri Gagarin được trao tặng danh hiệu công dân danh dự của các thành phố sau:
    • Các thành phố của Liên Xô: Kaluga, Novocherkassk, Sumgait, Smolensk, Vinitsa, Sevastopol, Saratov;
    • Các thành phố của Bulgaria: Sofia, Pernik, Plovdiv;
    • Các thành phố của Hy Lạp: Athena;
    • Các thành phố của Síp: Famagusta, Limasol;
    • Các thành phố của Pháp: Saint-Denis;
    • Các thành phố của Tiệp Khắc: Trenchianske-Teplice;
    Ông cũng được trao tặng các chìa khóa vàng để mở cổng vào các thành phố Cairo và Alexandria của Ai Cập.
    Các ấn phẩm bằng tiếng Nga
    Sách:
    • Đường vào vũ trụ (Дорога в космос) – Мát-xcơ-va: Nhà xuất bản quân sự, năm 1978 — 336 trang.
    Các bài báo trên các báo và tạp chí:


    Bảng tưởng niệm Yuri Gagarin - được trao cho Liên Xô ngày 21 tháng 1 năm 1971. Tướng Xô viết Kuznetsov, chỉ huy của căn cứ vũ trụ thành phố Ngôi Sao đã tiếp nhận bảng này trong lễ tiếp nhận tại Moskva.
    • "Thời đại ngôi sao" (báo "Sao Đỏ" ngày 1 tháng 5 năm 1961)
    • "Bầu trời chờ đợi anh" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 9 tháng 7 năm 1961)
    • "Phẩm chất và ý chí thể hiện trong khó khăn" (báo "Sao Đỏ" ngày 14 tháng 10 năm 1961)
    • "Tiến lên phía trước, mãi mãi tiến lên" (báo "Sự thật" ngày 12 tháng 4 năm 1962)
    • "Lời phát biểu với các nhà văn" (báo "Nước Nga văn học" ngày 12 tháng 4 năm 1963)
    • "Thi ca của các độ cao thiên cầu" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 10 tháng 5 năm 1963)
    • "Lướt theo làn sóng" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 2 tháng 10 năm 1963)
    • "Tiến công bầu trời" (báo "Tin tức" ngày 4 tháng 10 năm 1963)
    • "Hai lần hồi tưởng" (tạp chí "Người cộng sản trẻ tuổi" năm 1964, số 3)
    • "Ngọn lửa" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 18 tháng 8 năm 1964)
    • "Đội ngũ chúng ta đang trưởng thành" (báo "Sao Đỏ" ngày 11 tháng 4 năm 1965)
    • "Thời đại cộng sản, thời đại vũ trụ" (Tạp chí "Hàng không và du hành vũ trụ", năm 1967, số 4)
    • "Những bậc thang vào vũ trụ" (trong tuyển tập APN "Trong năm 2017", năm 1968)
    Hy sinh bi thảm
    Các tình huống dẫn đến cái chết của Gagarin cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tồn tại một loạt các phiên bản mâu thuẫn nhau về cái chết của ông. Phiên bản chính thức là:
    Máy bay UTI MiG-15 với Gagarin và Serjogin bị nổ tung vào ngày 27 tháng 3 năm 1968 vào lúc 10 giờ 31 phút sáng trong khu vực làng Novosjolovo cách thị trấn Kirzhach, tỉnh Vladimir 18 km. Điều này xảy ra trong điều kiện tầm nhìn rất hạn chế — các lớp mây thấp chỉ cách mặt đất 300 mét. Máy bay bị rơi vào vùng xoáy, để có thể thoát ra được thì thời gian chỉ vài giây là không đủ đối với các phi công.
    Nhưng theo như người chứng kiến sự cố này là người thợ nguội Valentin Surkov khẳng định thì ngày 27 tháng 3 năm đó là một ngày trời quang, và máy bay đã rơi dường như là nó không thể lấy được cân bằng. Ông này cũng khẳng định rằng trên thực tế khi đó thì máy bay đã được tìm thấy cạnh làng Rjazantsa và xóm Krutets. Cái chết của Gagarin, theo ý kiến của một vài người sống cùng thời với ông, là do bàn tay của chính phủ Xô viết, do ông đã trở nên quá nổi tiếng.[cần dẫn nguồn]
    Ngoài ra còn tồn tại các phiên bản khác:
    • Một máy bay khác đã bay ở khoảng cách gây nguy hiểm cho chiếc MiG-15 của Gagarin, kết quả là chiếc máy bay MiG-15 đã bị nhiễu loạn và mất điều khiển.
    • Máy bay của Gagarin bị bắn hạ bằng tên lửa.
    Trong những năm cuối thập niên 1990 xuất hiện ý kiến cho rằng chuyến bay vũ trụ của Gagarin không thể công nhận là đã được tiến hành trọn vẹn, do ông đã rời bỏ chuyến bay trước khi (nó) tiếp đất. Nhưng phương pháp tiếp đất như thế đã được lập kế hoạch từ ban đầu với sự tính toán đến việc đảm bảo an toàn. Nói chung, nguyên nhân cơ bản của các giả thuyết loại này đều mang động cơ chính trị.[cần dẫn nguồn]
    Năm 2003, một giả thuyết mới của Đại tá nghỉ hưu người Nga Igor Kuznetsov cho rằng Yuri hy sinh vì khoang lái của chiếc máy bay MiG-15 không được hàn kỹ lưỡng, phản bác lại kết luận cũ xưa cho rằng ông chết do khí cầu đâm phải máy bay của ông
    Thêm một nguyên nhân nữa cho cái chết này, đó là do các phi công của Mig-15 không chuẩn bị kỹ trước khi bay. Giả thiết này được toàn thể nhân loại đồng ý
    Đặt tên
    Tên của Yuri Gagarin đã được đặt cho thị trấn Gagarin (tên cũ Gzhatsk) và huyện này, miệng núi lửa trên mặt tối của Mặt Trăng, tiểu hành tinh số 1772, huy chương vàng của FAI (được trao tặng kể từ năm 1968), một quảng trường ở Moskva, ở đó người ta xây dựng đài tưởng niệm hùng vĩ để tưởng nhớ ông.

    3. Neil Armstrong

    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế Neilasmtrong
    Ngày 12/04- Ngày hàng không vũ trụ Quốc tế 5

    Neil Armstrong (sinh 5 tháng 8, 1930) là một phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin & Michael Collins. Ông là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Chuyến bay đầu tiên của ông là trên tàu Gemini 8 năm 1966, mà ông là phi công, trở thành công dân Mỹ đầu tiên bay vào không gian. Trong nhiệm vụ này, ông đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ có người lái cùng với phi công David Scott. Chuyến bay thứ hai và cuối cùng Armstrong đã làm nhiệm vụ chỉ huy của phi vụ Apollo 11 hạ cánh xuống mặt trăng ngày 20 tháng bảy năm 1969. Thời khắc lịch sử, Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng và dành 2,5 giờ khám phá trong khi Michael Collins ở lại trên quỹ đạo trong Module Command.
    Khi đặt chân xuống Mặt trăng, ông đã nói một câu bất hủ: "Đây là bước chân nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại".
    Thật khó tin rằng những nhà du hành vũ trụ đã chấp nhận những rủi ro. Trước khi tàu Apollo 11 cất cánh, nhiều người đã nghĩ tới tình huống xấu nhất trong chuyến đi của 3 nhà du hành. Một trong những chuyên gia viết bài phát biểu cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã chuẩn bị bài phát biểu với tựa đề: “Thảm họa mặt trăng”. Bài phát biểu bắt đầu bằng câu: “Số phận đã quyết định rằng những người thám hiểm mặt trăng yên nghỉ vĩnh viễn trên đó trong thanh bình”. Theo kế hoạch, nếu nỗ lực rời khỏi mặt trăng thất bại, trung tâm điều khiển dưới mặt đất sẽ cắt đứt mọi liên lạc với khoang đổ bộ và phó mặc mạng sống của hai phi hành gia. May mắn thay! Cả 3 phi hành gia đã trở về trái đất an toàn, mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại về con người chinh phục vũ trụ.
    Quốc tịch Hoa Kỳ
    Hiện trạng Nghỉ hưu
    Sinh 5 tháng 8, 1930 (80 tuổi)
    Wapakoneta, Ohio, Hoa Kỳ
    Nghề trước Phi công hải quân, phi công thử nghiệm
    Thời gian trên không gian 8 ngày, 14 giờ, 12 phút và 31 giây
    Chọn 1957 MISS Group; 1960 Dyna-Soar; 1962 NASA Astronaut Group 2
    Phi vụ Gemini 8, Apollo 11
    Huy hiệu
    công vụ

    Nguồn : Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

      Hôm nay: 8/5/2024, 04:33